Vải nỉ là gì? Nguồn gốc, ưu nhược điểm của loại vải này
Hau Nguyen
Th 6 12/01/2024
6 phút đọc
Nội dung bài viết
Vải nỉ là gì?
Vải nỉ còn có tên gọi khác là Polar Fleece, (tiếng Anh là felt) là sự kết hợp giữa len và vải. Bằng cách kết hợp giữa vải và len, người ta tạo ra chất liệu mềm mại, giữ nhiệt tốt, với lớp lông mịn mượt phủ trên bề mặt. Thay vì dệt, vải nỉ được tạo thành từ kỹ thuật ép sợi thành lớp mỏng.
Thừa hưởng đặc tính ấm áp và mềm mại từ len nhưng nhẹ hơn. Cấu trúc sợi vải có polyester chống nước tốt. Nỉ được đánh giá là chất liệu cách nhiệt tốt và mang nhiều tính năng ưu việt hơn những loại vải thông thường khác.
Tuỳ vào tỷ lệ vải và len kết hợp sẽ cho ra các chất liệu nỉ khác nhau từ màu sắc, kích thước và chất liệu vải. Đây cũng là lý do vải nỉ có mặt trong nhiều ngành hàng khác nhau như thời trang may mặc, công nghiệp, kỹ thuật và trang trí nội thất.
Nguồn gốc của vải nỉ
Vải nỉ có nguồn gốc xuất xứ lâu đời từ những năm 1990 và được phát triển cho đến ngày nay. Trải qua nhiều năm cải tiến không ngừng, chất liệu nỉ đã trở thành một trong những loại vải được sử dụng nhiều nhất trong thời tiết mùa đông. Với nhiều loại vải nỉ đa dạng màu sắc, kích thước, người ta dùng nỉ để tạo ra những sản phẩm phục vụ cho cuộc sống như trang phục, bọc ghế, chăn ga gối đệm, thảm, đồ handmade, quần áo trẻ em,… Đặc biệt, những trang phục của phi hành gia, quần áo leo núi, lặn biển cũng được chế tạo từ chất liệu này.
Ưu điểm của vải nỉ
Khả năng giữ ấm cực kì tốt: có thể nói giữ ấm tốt hơn chất liệu cotton, bông và len. Do lớp lông ngắn mịn ở bề mặt cả trong lẫn ngoài của vải. Khi bạn mặc loại vải này bạn sẽ không còn phải sợ khi mặc trái. Vì loại vải này không phân biệt hai mặt trái phải. Nhờ cấu trúc đặc biệt với hai mặt song song nên những sản phẩm bằng loại vải này có thể dùng cả hai mặt rất tiện lợi cho người dùng.
Khả năng ít thấm nước, nhanh khô: chất liệu vải nỉ còn để lại ấn tượng với người dùng bởi khả năng thấm nước cực ít. Vì thế, hầu hết các sản phẩm được làm từ vải nỉ đều rất nhanh khô. Với thiết kế trọng lượng nhẹ, giữ ẩm tốt phù hợp với điều kiện khí hậu, thời tiết của nước ta. Chính vì vậy mà vải nỉ được yêu thích và sử dụng rộng rãi.
Đa dạng về màu sắc, kiểu dáng: chất liệu vải này luôn được các nhà thiết kế sản xuất theo nhiều mẫu mã và kiểu dáng khác nhau, kèm theo đó là các họa tiết nổi bật. Từ đó mang lại nhiều sự lựa chọn cho khách hàng.
Vải nỉ cực kì mềm mại và ấm áp: bởi nó có một lớp lông ngắn, mềm mịn ở cả trong và ngoài sản phẩm, nên khi mặc sẽ khiến bạn cảm thấy mềm mại, thoải mái.
Nhược điểm của vải nỉ
Vải nỉ rất nhanh bị bẩn, một khi đã bị bẩn thì phải giặt ngay mà không thể lau sạch được.
Chất liệu vải này chỉ phù hợp với thời tiết lạnh, còn với thời tiết oi bức lại gây cảm giác bí bách, khó chịu cho người sử dụng.
Đối với loại vải nỉ cotton, chúng được nhiều người biết đến với nhược điểm dễ thấm nước và hút nước. Chính điểm này khiến cho sản phẩm làm từ nó khó khô, khiến cho những sản phẩm như sofa dễ mất vệ sinh.
Vải nỉ có nóng không?
Vải nỉ rất dày, có 2 lớp trong và ngoài thường được dùng để giữ ấm vào mùa đông, chính vì thế vải nỉ rất nóng và bí khi dùng vào mùa hè.
Vải nỉ có dày không?
Vải nỉ rất dày, có đến 2 lớp nên nếu sử dụng trang phục làm bằng vải nỉ sẽ khiến bạn bị liên tục ra mồ hôi, ngứa ngáy vào mùa hè.
Xử lý vải nỉ bị xù lông
Nếu không may chiếc áo hay bộ sofa nhà bạn có dấu hiệu bị đổ lông thì áp dụng ngay cách này để khắc phục và làm mới lại đồ dùng của mình. Tất cả những gì bạn cần là một chiếc kéo bấm sắc.
Kê vải lên mặt phẳng hoặc kéo căng mặt vải ra. Sau đó thao tác cắt bỏ những phần lông xù trên mặt vải. Lưu ý không cắt quá sát, tránh làm hỏng đồ. Hoặc bạn có thể mua những chiếc máy cắt lông xù cầm tay đang được bán rất nhiều để giải quyết nhanh chóng, tiện lợi hơn và cũng hạn chế sai sót hơn.
Cách vệ sinh vải nỉ
Ngâm trước khi giặt: Với các vết bẩn nước thấm vào trong vải thì việc làm sạch sẽ rất khó. Bạn cần ngâm vải vào nước sạch khoảng 15 phút trước giặt để trôi bất chất bẩn và dễ vệ sinh hơn.
Không dùng chất tẩy quá mạnh: Nhiều bạn có thói quen dùng chất tẩy mạnh để xử lý các vết ố cứng đầu. Nhưng chỉ nên làm điều này với các kiểu quần áo dày dặn và quần áo lao động thường xuyên.
Còn với các chất liệu khác thì việc này có thể gây biến đổi cấu trúc vải, làm thay đổi màu sắc. Vì vậy hãy cứ bình tĩnh, kiên nhẫn làm sạch bằng bột giặt và chất tẩy nhẹ nhé.
Hạn chế sử dụng máy giặt: Trừ khi vải quá dày và nặng hay đồ cùng quá bẩn bắt buộc phải dùng đến máy giặt. Nếu không thì hạn chế vệ sinh vải nỉ bằng cách này vì có thể khiến vải bị xù lông nặng hơn gây mất thẩm mỹ.
Không vắt hay chà quá mạnh: bóp nhẹ để nước chảy ra và không nên vắt theo cách xoắn chặt như khi giặt các loại vải khác vì sẽ để lại những nếp nhăn và mất form vải.
Sử dụng nước xả để vải trở nên mềm mại và thơm tho hơn.
Phơi dưới nắng và đảo chiều khi phơi: Vì không vắt khô triệt để được bằng máy nên hãy phơi dưới nắng tránh tình trạng ẩm mốc. Nếu được thì bạn hãy chú ý đảo chiều khi phơi đề trang phục khô đều và kỹ hơn.
Có bình luận trên bài viết “Vải nỉ là gì? Nguồn gốc, ưu nhược điểm của loại vải này”