FREESHIP TOÀN QUỐC CHO ĐƠN HÀNG TỪ 299K
Sợi len làm từ gì? Các loại vải len

Sợi len làm từ gì? Các loại vải len

Hau Nguyen
Th 5 18/01/2024 5 phút đọc
Nội dung bài viết

Len (bắt nguồn từ tiếng Pháp: laine) là một loại sợi dệt thu được từ lông cừu hoặc một số loài động vật khác, như dê, lạc đà... Len cung cấp nguyên liệu để dệt, đan, chế tạo các loại áo len, là mặt hàng áo giữ ấm thông dụng trên thế giới, nhất là những nước có khí hậu lạnh. 

Len có khả năng đàn hồi và giữ không khí và giữ nhiệt tốt. Len bị đốt cháy ở nhiệt độ cao hơn bông và một số sợi tổng hợp. Nó có tỷ lệ thấp trong việc lây lan lửa và cũng có khả năng cách điện và tự dập lửa.

Người ta sản xuất len bằng dụng cụ quay các sợi lông cừu lại với nhau hay bện lại thành một liên kết sợi. Chất lượng của len được xác định bởi đường kính sợi, quá trình uốn, năng suất, màu sắc, và độ bền trong đó đường kính sợi là yếu tố quan trọng nhất để xác định đặc tính và giá cả.

Nguồn gốc ra đời của vải len

Vải len xuất hiện từ 4000 năm trước Công nguyên (TCN) tại vùng Địa Trung Hải. Sau khi con người thuần hóa được loài cừu, chúng được nuôi để lấy lông làm sợi. Nhưng lúc này chất liệu len còn khá thô sơ và đơn giản.

Vào những năm 3000 đến 1000 TCN, người Ba Tư, Hy Lạp, La Mã đã phân phối cừu và len đi khắp châu Âu, nhờ vậy mà chất liệu len được cải tiến tốt hơn. Trong suốt thế kỷ X và XI, việc kinh doanh sợi len vô cùng phát triển.

Nước Anh nhanh chóng trở thành trang trại nuôi cừu lớn nhất thế giới, nhưng Bỉ lại là nước đứng đầu về khả năng sản xuất sợi len để may quần áo. Người Anh vận chuyển lông cừu đến Bỉ để sản xuất và nhập quần áo may bằng vải len về sử dụng. 

Từ đó, len trở thành một trong những mặt hàng tiềm năng và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.

Các loại len phổ biến

Len lông cừu thường: Loại len này được lấy từ những đàn cừu đã thay lông được một lần. So với len thường thì len lông cừu mềm mại và đàn hồi tốt hơn. Vậy nên, chúng sẽ ấm và bền hơn.

Len Cashmere: Loại len này được lấy từ lớp lông tơ của dê Kashmir (hay còn được gọi là Cashmere) trong đợt thay lông mùa xuân. Để tách được lớp lông này thì người ta phải hoàn toàn làm thủ công bằng tay. Len Cashmere có khả năng cách nhiệt gấp 8 lần so với len thường, giúp nó giữ ấm vào mùa đông. Đây còn là một loại len siêu nhẹ. Len Cashmere có giá thành đắt nhất trong các loại len.

Len Alpaca: Đây là một loài động vật thuộc họ lạc đà Nam Mỹ. Lông Alpaca rất giống với len và cũng được sử dụng trong ngành dệt, may. Loại lông này mềm như Cashmere và nhẹ hơn lông cừu thông thường. Lông Alpaca giữ nhiệt tốt, mềm và bền

Len Angora hoặc còn gọi là Mohair: Loại len này có nguồn gốc từ thỏ Angora. Sợi len loại này mềm, mịn, mỏng và rất bông. Tuy nhiên, nó không đủ độ bền cần thiết nên khi được sử dụng trong sản xuất thì người ta thường pha thêm các thành phần len, sợi khác.

Len lông cừu Merino: Có nguồn gốc từ giống cừu đặc biệt nhất, len Merino mềm nhất trong các loại len lông cừu. Các sản phẩm may mặc có nguồn gốc từ len lông cừu Merino được người dùng đặc biệt ưa chuộng vì nó có khả năng giữ nhiệt tuyệt vời, bền đẹp và không gây khó chịu cho da.

Len Vicuna: Đây là loại len hiếm nhất và đắt nhất thế giới. Lông lạc đà Vicuña vô cùng ấm. Lý do len Vicuña đắt đỏ vì mỗi con thú chỉ cho ra 200 gram lông, và chỉ được thu hoạch lông hai năm một lần.

Ưu điểm của vải len

- Khả năng chống cháy tốt.

- Chất vải mềm và mịn, không bị nhăn, khi cọ xát không gây đau rát hay kích ứng da.

- Khả năng cách nhiệt, cách điện tốt, chính vì vậy len thường được sử dụng làm các trang phục mùa đông.

- Len được làm từ nguyên liệu thiên nhiên nên có độ bền cao.

- Độ co giãn và đàn hồi tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận động, có thể giặt nhiều lần mà vẫn giữ được chất lượng của vải.

- Nhuộm màu dễ dàng mà không cần sử dụng quá nhiều hóa chất.

Nhược điểm của vải len

- Sợi len rất dễ bị rách, nếu 1 sợi bị đứt thì các sợi khác sẽ bung theo, khi đó sản phẩm sẽ bị hỏng và không vá lại được.

- Len có khả năng thấm nước cực kỳ cao, nên khi thấm nước trọng lượng của vải sẽ thay đổi, gây ra một số khó khăn trong việc giặt giũ vệ sinh sản phẩm.

Cách vệ sinh và bảo quản vải len

- Trước khi giặt cần giũ thật mạnh để loại bỏ bớt bụi bám trên quần áo.

- Không dùng các chất tẩy rửa mạnh có chứa clo để tránh gây ảnh hưởng đến chất lượng vải.

- Hòa một chút giấm vào nước có thể giúp giữ độ bền màu cho sản phẩm.

- Bảo quản ở nơi khô thoáng, tránh ngâm vải quá lâu trong nước.

- Không dùng nước nóng để giặt đồ. Khi ủi nên điều chỉnh nhiệt độ dưới 150 độ.

- Không nên treo vải len bằng móc để tránh chảy xệ và mất phom dáng của sản phẩm.

- Hãy mặc thêm một chiếc áo lót bên trong để tránh mồ hôi tiếp xúc trực tiếp với sợi len.

bình luận trên bài viết “Sợi len làm từ gì? Các loại vải len

Viết bình luận



Quần culottes là gì? Những cách phối đồ với quần culottes cực đẹp và chất

Quần culottes là gì? Những cách phối đồ với quần culottes cực đẹp và chất

Th 6 12/04/2024 8 phút đọc

Hơn 100 năm đã qua đi, kể từ khi chiếc quần culottes dành cho nữ lần đầu xuất hiện trên đường phố châu Âu, cho đến... Đọc tiếp

Vải Mesh là gì? Ưu nhược điểm của chất vải lưới trong may mặc

Vải Mesh là gì? Ưu nhược điểm của chất vải lưới trong may mặc

Th 7 06/04/2024 5 phút đọc

Cho tới nay, vải lưới càng được khám phá và ứng dụng nhiều hơn vì có đặc trưng là độ bền nhẹ, kết cấu dễ thấm.... Đọc tiếp

Vải gió là gì? Các loại vải gió được yêu thích

Vải gió là gì? Các loại vải gió được yêu thích

Th 7 06/04/2024 6 phút đọc

Vải gió là vải gì là thắc mắc của rất nhiều khách hàng mỗi khi mua sắm áo khoác thu đông. Vải gió có lẽ là khái... Đọc tiếp

Túi tote là gì? Cách phối đồ như thế nào?

Túi tote là gì? Cách phối đồ như thế nào?

Th 6 05/04/2024 6 phút đọc

Được xem là mẫu túi truyền thống của mùa hè nhưng chính xác thì kiểu túi này có thể sử dụng cho cả 4 mùa trong... Đọc tiếp

Nội dung bài viết