FREESHIP TOÀN QUỐC CHO ĐƠN HÀNG TỪ 299K
Tìm hiểu về Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA)

Tìm hiểu về Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA)

Hau Nguyen
Th 4 17/01/2024 5 phút đọc
Nội dung bài viết

EPA - Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ là gì?

Cục Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ, hay Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (Mỹ) (tiếng Anh: United States Environmental Protection Agency, viết tắt là EPA) là một cơ quan thuộc chính phủ liên bang Hoa Kỳ với nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe con người và giữ gìn môi trường sống.

Cơ quan này giúp ngành lập pháp soạn các điều luật liên quan đến môi sinh và giúp ngành hành pháp thực thi những điều lệ ví dụ như điều hành chương trình Energy Star, ghi danh các hóa chất diệt trùng, và soạn định kỳ bản tường trình tổng kết hậu quả môi sinh.

Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) được thành lập vào tháng 12/1970 theo lệnh hành pháp của Tổng thống Richard Nixon, Mỹ. 

Vài ví dụ về các quy định của EPA

EPA giám sát một số chương trình nhằm thúc đẩy hiệu quả năng lượng, quản lí môi trường, tăng trưởng bền vững, chất lượng không khí và nước và phòng ngừa ô nhiễm. Các chương trình này bao gồm:

- Chương trình lựa chọn an toàn hơn EPA (EPA Safer Choice Program): Chương trình dán nhãn sản phẩm cho phép người tiêu dùng lựa chọn các sản phẩm an toàn hóa học nhất hiện có mà không làm giảm chức năng hoặc chất lượng của sản phẩm.

- Chương trình Ngôi sao năng lượng (Energy Star Program): giúp người tiêu dùng lựa chọn các thiết bị tiết kiệm năng lượng.

- Chương trình tăng trưởng thông minh (Smart Growth Program): hỗ trợ phát triển cộng đồng bền vững.

- Chương trình WaterSense: khuyến khích hiệu quả sử dụng nước thông qua nhà vệ sinh, vòi và thiết bị tưới hiệu quả cao.

- Hệ thống loại bỏ chất ô nhiễm quốc gia (National Pollutant Discharge Elimination System): qui định việc xả chất ô nhiễm vào vùng biển của Mỹ.

Ngoài ra, EPA cũng chạy các chương trình để:

- Ngăn chặn, kiểm soát và ứng phó với sự cố tràn dầu.

- Kiểm soát ô nhiễm không khí và dự báo mức độ ô nhiễm không khí.

- Thúc đẩy sản xuất các loại xe tiết kiệm nhiên liệu hơn.

Tác hại của ngành thời trang nhanh tới môi trường

Theo Cục Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ (EPA), năm 2018, 11,3 triệu tấn hàng dệt may đã được đưa vào các bãi chôn lấp và 3,2 triệu tấn được đốt, thải ra một lượng lớn khí nhà kính. Một nghiên cứu do thương hiệu Labfresh công bố cho thấy, 57,1% chất thải thời trang từ 15 quốc gia trên khắp EU được đưa vào các bãi chôn lấp. Còn theo một báo cáo của tổ chức WRAP của Anh, có tới 350.000 tấn quần áo (ước tính trị giá 140 triệu bảng Anh) đã qua sử dụng đổ vào bãi rác mỗi năm ở nước này.

Có thể thấy sự phổ biến của thời trang nhanh trong cuộc sống - trên mạng xã hội và trong tủ quần áo của mỗi người. Theo trang Vox, dù có ít thống kê khoa học về mối liên hệ của ngành thời trang với biến đổi khí hậu song chúng ta đều biết chúng có nhiều nguy hại cho môi trường. Bởi lẽ, polyester là loại sợi được sử dụng phổ biến nhất trong quần áo, được làm từ nhựa và không bao giờ bị phân hủy hoàn toàn. Thay vào đó, chúng hoạt động giống như các dạng nhựa khác, hiếm khi được tái chế, mất nhiều năm để phân hủy, gây hại tới động vật hoang dã.

Không những vậy, từ việc vận chuyển quần áo giữa các cơ sở sản xuất, mặt bằng cửa hàng quần áo trên khắp thế giới đều có thể thải lượng khí carbon ra môi trường. Một báo cáo mới đây từ Diễn đàn Kinh tế thế giới ước tính, ngành công nghiệp thời trang tạo ra 5% lượng khí thải nhà kính toàn cầu, tính cả phần cả nguyên liệu, quá trình sản xuất, vận chuyển hàng hóa. Ngoài ra, việc tiêu thụ nước của ngành công nghiệp thời trang dẫn đến áp lực lên các vùng nước và các hồ chứa nước ngọt.

Vấn đề đặt ra lúc này là rất cần sự thay đổi ở cấp độ vĩ mô của ngành thời trang, trước tiên có thể bắt đầu từ các nhà bán lẻ với giải pháp tìm nguồn nguyên liệu bền vững và khử carbon trong chuỗi cung ứng của mình. Một loạt các giải pháp cụ thể được đưa ra như: chuyển sang các loại vải có thể tái chế như bông hoặc những loại tiêu thụ ít nước hơn như vải lanh; nên bắt đầu sử dụng sợi tự nhiên hoặc bán tổng hợp để giảm thiểu chất thải dệt may; cần có giờ làm việc tối ưu, điều kiện làm việc lành mạnh và không gian an toàn cho người lao động; các thương hiệu thời trang cần cam kết chuyển sang thương hiệu bền vững; tái chế hoặc quyên góp quần áo thay vì bỏ chúng vào thùng rác.

Về phía các công dân trên toàn cầu, nếu thực sự mong muốn trở thành người tiêu dùng thông thái, góp phần chung tay giảm thiểu tác hại của thời trang nhanh đến môi trường, mỗi người đều có thể tham khảo một số gợi ý như: lựa chọn các thương hiệu thời trang bền vững; ưu tiên chất lượng thay vì số lượng; quyên góp hoặc bán quần áo đã qua sử dụng; trao đổi quần áo với bạn bè, người thân, tái chế quần áo cũ thành các vật dụng hữu ích khác...

bình luận trên bài viết “Tìm hiểu về Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA)

Viết bình luận



Quần culottes là gì? Những cách phối đồ với quần culottes cực đẹp và chất

Quần culottes là gì? Những cách phối đồ với quần culottes cực đẹp và chất

Th 6 12/04/2024 8 phút đọc

Hơn 100 năm đã qua đi, kể từ khi chiếc quần culottes dành cho nữ lần đầu xuất hiện trên đường phố châu Âu, cho đến... Đọc tiếp

Vải Mesh là gì? Ưu nhược điểm của chất vải lưới trong may mặc

Vải Mesh là gì? Ưu nhược điểm của chất vải lưới trong may mặc

Th 7 06/04/2024 5 phút đọc

Cho tới nay, vải lưới càng được khám phá và ứng dụng nhiều hơn vì có đặc trưng là độ bền nhẹ, kết cấu dễ thấm.... Đọc tiếp

Vải gió là gì? Các loại vải gió được yêu thích

Vải gió là gì? Các loại vải gió được yêu thích

Th 7 06/04/2024 6 phút đọc

Vải gió là vải gì là thắc mắc của rất nhiều khách hàng mỗi khi mua sắm áo khoác thu đông. Vải gió có lẽ là khái... Đọc tiếp

Túi tote là gì? Cách phối đồ như thế nào?

Túi tote là gì? Cách phối đồ như thế nào?

Th 6 05/04/2024 6 phút đọc

Được xem là mẫu túi truyền thống của mùa hè nhưng chính xác thì kiểu túi này có thể sử dụng cho cả 4 mùa trong... Đọc tiếp

Nội dung bài viết